19:22 ICT Thứ bảy, 18/05/2024

Hỗ trợ

BAN GIÁM ĐỐC - 0938 150 980


LẬP DỰ ÁN - 0948 80 53 53


PHÁT TRIỂN DỰ ÁN - 05003 91 11 79


TIẾP THỊ DỰ ÁN - 0983 680 350


KINH DOANH - 0915 14 70 70


BIÊN PHIÊN DỊCH

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 1


Hôm nayHôm nay : 145

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4626

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1522761

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website Đất Vàng Buôn Ma Thuột từ đâu ?

Qua Internet

Qua báo chí

Qua bạn bè

Biển hiệu công ty

Tờ rơi, tài liệu

Khác

Trang nhất » Tin Tức » Thông tin BMT - Dak Lak » Thông tin tổng quan

Mục tiêu Phát triển Kinh tế đến giai đoạn 2006 - 2010

Chủ nhật - 25/08/2013 11:03
Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội từ năm 2006 - 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 2006 - 2010
 
I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU:
 
Mục tiêu tổng quát:
 
Phát huy những thành quả đạt được, khắc phục mọi khó khăn thách thức, huy động và sử dụng tốt các nguồn lực, khai thác có hiệu quả các tiềm năng để tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh và bền vững, gắn phát triển kinh tế với thực hiện công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển nguồn nhân lực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Phát triển văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.
 
Nhiệm vụ chủ yếu:
 
Một là, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm cao hơn giai đoạn 2001-2005. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tăng nhanh hàm lượng công nghệ trong sản phẩm, tạo bước tiến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Nâng cao vai trò của khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo đóng góp vào sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh.
 
Hai là, hoàn thành cơ bản việc sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tạo thuận lợi để phát triển mạnh các thành phần kinh tế.
 
Ba là, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tạo được môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng. Tạo điều kiện thuận lợi tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ tiên tiến cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.
 
Bốn là, tích cực huy động để tăng nhanh vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy tính chủ động của cơ sở trong thu, chi ngân sách. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế. Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
 
Năm là, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, y tế, thể dục thể thao và một số lĩnh vực xã hội khác. Tiếp tục thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, thu hút đầu tư tạo nhiều việc làm cho lao động .
 
Sáu là, tạo được bước chuyển biến toàn diện và sâu sắc trong việc cải cách hành chính, phát huy dân chủ, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu dân. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật. Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giảm nhẹ tình trạng tai nạn giao thông.
 
Bảy là, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, giữ vững ổn định an ninh chính trị, đảm bảo trật tự - an toàn xã hội và đề cao pháp chế xã hội chủ nghĩa. Xây dựng tỉnh thành khu vực phòng thủ vững chắc và xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo có số lượng, chất lượng toàn diện. Đảm bảo trật tự an toàn xã hội ổn định để tạo môi trường tốt cho phát triển kinh tế - xã hội.
 
II. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2010:
 
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, các quy hoạch, kế hoạch của Chính phủ đối với khu vực Tây nguyên, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Lăk trong thời kỳ 2006 - 2010 được xác định như sau:
 
1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
 
  • Tổng GDP năm 2010 (tính theo giá so sánh 1994) gấp 2,5 lần so với năm 2000 và gấp 1,7 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 11-12%. Trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5-6%; công nghiệp và xây dựng tăng 22-23%, dịch vụ tăng 18-19%.
 
  • Cơ cấu kinh tế của tỉnh xác định là: NÔNG NGHIỆP-CÔNG NGHIỆP-DỊCH VỤ; đến năm 2010 tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp 48-49% trong GDP; công nghiệp, xây dựng 20,5-21%; thương mại, dịch vụ 30,5-31% (tính theo giá so sánh 1994).
 
2. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 850 USD (tính theo giá so sánh 1994), từ 9-9,5 triệu đồng (tính theo giá hiện hành).
 
3. Phát triển cơ sở hạ tầng:
 
  • Thuỷ lợi: Đảm bảo tưới chủ động cho trên 70% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới.
 
  • Giao thông: Cải tạo, nâng cấp nhựa hoặc bê tông hoá toàn bộ các tuyến đường tỉnh, đường đến trung tâm xã, 50% hệ thống đường huyện và 25% đường xã, liên xã. 
 
  • Điện: 95% thôn, buôn trở lên có điện, trong đó 90 - 95% số hộ được dùng điện. Mức tiêu thụ điện bình quân 350 kwh/người/năm.
 
  • Thông tin: 100% số xã có hệ thống thông tin thông suốt, 15 máy điện thoại và 8-12 thuê bao internet/100 người dân.
 
4. Nâng độ che phủ của rừng đạt 50% diện tích tự nhiên.
 
5. Thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 11-12% GDP (theo giá hiện hành).
 
6. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 2006-2010 đạt 1.600-1.700 triệu USD, nhập khẩu đạt trên 100 triệu USD.
 
7. Huy động đầu tư toàn xã hội bình quân từ 33-35% GDP, tăng bình quân hàng năm 18,5%.
 
8. Quy mô dân số đến 2010 khoảng 1,91 triệu người (trong đó có 30% dân số thuộc khu vực thành thị), với gần 1 triệu lao động. Giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên vào năm 2010 xuống còn 1,5%. Giảm tỷ suất sinh hàng năm 1%o.
 
9. Giải quyết việc làm cho 17 vạn lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống khoảng 3%, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 85% vào năm 2010; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2,5%/ năm; đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 đạt 36%, trong đó qua đào tạo nghề 28%.
 
10. Giáo dục: Chuẩn hoá toàn bộ đội ngũ giáo viên vào năm 2007; hoàn thành phổ cập trung học cơ sở vào năm 2008; đầu tư xây dựng từ 5 - 7 trung tâm dạy nghề trên toàn tỉnh; 100% huyện, thành phố có trường phổ thông dân tộc nội trú, có Trung tâm giáo dục thường xuyên; 80 - 85% thôn, buôn có phân hiệu trường hoặc lớp mẫu giáo; 60% trường học được kiên cố hóa; 11% trường Mầm non, 52% trường Tiểu học, 18% trường Trung học cơ sở và 23% trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
 
11. Y tế: Đến năm 2010 có 85% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% trạm y tế xã có bác sỹ và đủ điều kiện làm việc. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đến năm 2010 còn dưới 25%.
 
12. Văn hóa-thông tin-thể thao: Phủ sóng phát thanh và truyền hình trên toàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2010 có 85% hộ trở lên đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa các cấp; 30% xã, phường, thị trấn; 50% thôn, buôn, tổ dân phố; 80-85% cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa; 100% buôn có nhà sinh hoạt cộng đồng vào năm 2007; 100% xã có trạm truyền thanh vào năm 2006; 100% thôn, buôn được quy hoạch đất để xây dựng hội trường, điểm sinh hoạt văn hóa-thể thao.
 
13. Nước sinh hoạt: Đến năm 2010 có 100% dân cư đô thị, 70% dân cư nông thôn được dùng nước sạch.
 
14. An ninh quốc phòng: Xây dựng tỉnh thành khu vực phòng thủ vững chắc; giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo số lượng, có chất lượng toàn diện. Giải quyết dứt điểm vấn đề Fulro bên trong, không để xảy ra biểu tình, bạo lọan, vượt biên, xâm nhập trái phép.
 
 
IV. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG ĐIỂM:
 
1. Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, đầu tư xây dựng và thực hiện tốt chính sách thu hút đầu tư để lấp đầy các khu, cụm, điểm công nghiệp, quan tâm đến các doanh nghiệp chế biến nông lâm sản. Tạo thuận lợi đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án thủy điện. Cải cách hành chính trong xúc tiến kêu gọi đầu tư, đơn giản hóa thủ tục trong đầu tư và thành lập doanh nghiệp.
 
 2. Tập trung cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho các dự án
 
3. Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng vùng biên giới, xây dựng khẩu Đăk Ruê; thực hiện chương trình Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-CamPuChia, nhằm mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các tỉnh biên giới của nước bạn trong khu vực.
 
4. Tập trung đầu tư xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột thành trung tâm kinh tế - khoa học - văn hóa của khu vực Tây Nguyên; đồng thời xây dựng thị trấn Buôn Hồ và thị trấn Ea Kar sớm đủ điều kiện nâng cấp đô thị loại IV.
 
5. Ngân sách hàng năm ưu tiên đầu tư cho 5 huyện khó khăn: Krông Bông, Lăk, Ea Sup, Buôn Đôn, M’Drăk để từng bước xóa nghèo cho các vùng này.
 
6. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh.
 
IV. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH, LĨNH VỰC
 
Căn cứ vào các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực trong 5 năm tới như sau:
 
1. Phát triển nhanh các ngành kinh tế, tạo ra bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực, theo hướng phát huy lợi thế, gắn sản xuất với thị trường, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các loại sản phẩm.
 
1.1. Phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
 
Tạo bước chuyển biến về chất trong sản xuất nông nghiệp và phát triển mạnh kinh tế nông thôn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tăng sản lượng hàng hóa. Xây dựng nền nông nghiệp đa dạng, phát triển nhanh và bền vững kết hợp với phát triển đa dạng ngành nghề nông thôn để xóa đói giảm nghèo.
 
Đưa sản xuất nông lâm nghiệp đạt giá trị 10.400 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994) vào năm 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân 5-6%/ năm; trong đó trồng trọt tăng 4-5%; chăn nuôi 14-15%; dịch vụ nông thôn 13-14%. Đến năm 2010 cơ cấu kinh tế nội bộ ngành phải đạt được như sau: nông nghiệp chiếm 97,9%, lâm nghiệp chiếm 0,9%, thuỷ sản chiếm 1,1%. Trong nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 85,9% xuống còn 79,9%; chăn nuôi từ 9,5% lên 14,4%.

Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2010 khoảng 480.000 ha; Sản lượng cà phê năm 2010 đạt khoảng 400 ngàn tấn (bình quân năng suất trên 2,5 tấn/ ha). Sản lượng lương thực có hạt đạt 1 triệu tấn, tăng 1,4 lần so với năm 2005.
 
1.2. Phát triển sản xuất công nghiệp:
 
Đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân trong giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 22- 23%, nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến năm 2010 tỷ trọng giá trị tăng thêm của ngành đạt từ 14 - 14,5% trên tổng GDP toàn tỉnh.  
 
Phát triển công nghiệp theo hướng phát huy lợi thế so sánh. Thay đổi cơ cấu trong ngành, tập trung phát triển công nghiệp thủy điện, chế biến nông lâm sản để khai thác lợi thế địa lý, nguyên liệu của tỉnh, đồng thời phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp nhẹ: dệt, may, da, nước giải khát..., công nghiệp hóa chất, cao su, phân bón...; công nghiệp cơ khí; công nghiệp sản xuất, cung cấp điện nước; coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hoá từng phần trong các ngành sản xuất công nghiệp, để sản xuất các mặt hàng đạt tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, nâng cao chất lượng bảo đảm sản phẩm công nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu thị trường.
 
Công nghiệp chế biến nông lâm sản: Tập trung vào chế biến nông sản mũi nhọn như: Cao su, cà phê, bông, điều, mía, sắn, ngô, ca cao, cây ăn quả; các sản phẩm từ chăn nuôi như thịt, da, mật ong...; Đồ gỗ tinh chế xuất khẩu, ván nhân tạo và đồ gỗ từ ván nhân tạo; Các sản phẩm từ lồ ô, tre, nứa như bột giấy, giấy bao bì, đũa...; Các sản phẩm phục vụ nông nghiệp như thức ăn gia súc, phân bón...
 
1.3. Phát triển các ngành dịch vụ:
 
Đẩy mạnh phát triển các ngành thương mại, dịch vụ với mức tăng trưởng cao từ 18 - 19% mỗi năm. Đến năm 2010 tỷ trọng giá trị tăng thêm của ngành chiếm từ 29 - 30% trên tổng GDP toàn tỉnh. Tiếp tục tập trung vào phát triển một số ngành dịch vụ có tiềm năng để phát huy ưu thế và khả năng cạnh tranh như du lịch, vận tải, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, xuất khẩu lao động.
 
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ đạt bình quân 19% /năm. Không ngừng nâng cao kim ngạch xuất khẩu, phấn đấu đạt tốc độ tăng bình quân 4,8%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cà phê, cao su, mật ong, điều, tiêu và đồ gỗ tinh chế. Nhập khẩu của tỉnh tập trung cho nhập nguyên nhiên vật liệu, hàng tiêu dùng cao cấp phục vụ phát triển ngành du lịch. Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân khoảng 5,3%/năm.
 
2. Tiếp tục xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng, tạo khả năng thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
 
2.1. Giao thông:
 
Thường xuyên duy tu bảo dưỡng mạng lưới giao thông đảm bảo giao thông thông suốt trong cả hai mùa. Duy trì mật độ mạng lưới đường ở mức 0,58 - 0,6 km/km(hiện nay là 0,58), nhưng cần tập trung vào nâng cấp chất lượng mặt đường, công trình thoát nước để tăng khả năng thông xe nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng. Đến năm 2010 đảm bảo hầu hết các tuyến tỉnh lộ được trải mặt nhựa, hoặc bê tông xi măng; xây dựng các hệ thống cầu cống kiên cố trên các tuyến huyết mạch và mở rộng các tuyến đường có nhu cầu vận tải lớn.
 
Xây dựng cơ chế, chính sách, khuyến khích phát triển vận tải công cộng đô thị; đảm bảo nhu cầu vận tải ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
 
2.2. Thủy lợi:
 
Tập trung đầu tư các công trình thủy lợi có tính chất quyết định để hạn chế tình hình thiên tai hạn hán thường xuyên xảy ra, tu bổ sữa chữa kiên cố hoá hệ thống kênh mương. Nâng cao chất lượng quản lý khai thác các công trình thủy lợi. Đảm bảo năng lực tưới tăng thêm 31.500 ha để đưa diện tích cây trồng được tưới lên 70%; xây dựng một số công trình thủy lợi lớn: Ea H’leo, Krông Pắk Thượng, Krông Buk Hạ, Hồ Ea Bông, Hồ Ea Rớt, các cụm công trình thủy lợi Krông Bông, M’ Đrăk..., đồng thời xây dựng thêm các công trình thủy lợi nhỏ và vừa ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa.
 
2.3. Cấp điện:
 
Phấn đấu năng lực tăng thêm 312 trạm biến áp, tổng dung lượng 20.430 KVA và 1.365 km đường dây trung hạ áp để đến năm 2010 đạt 95% số thôn, buôn có điện và 95% số hộ được dùng điện với mức tiêu thụ bình quân 337 kwh/người.
 
Lưới điện 220 KV: Nhu cầu công suất toàn tỉnh là 150 - 160 MW, nâng cấp trạm 220 KV Krông Buk để đảm nhận cấp điện cho các phụ tải còn lại là l10 MW. Đầu tư từ 3 - 5 trạm 110 KV và củng cố các trạm, lưới hiện có.
 
2.4. Cấp nước sinh hoạt:
 
Đến năm 2010 đạt 90 - 100 lít/người/ngày với tỷ lệ 100% dân số thành thị được cấp nước sạch. Phát triển hệ thống thoát nước, vệ sinh môi trường ở đô thị cấp huyện, giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước và xử lý chất thải ở các đô thị.
 
Cấp nước nông thôn năm 2010 đảm bảo đạt 60 lít/người/ngày, phấn đấu 70% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch bằng nhiều hình thức cung cấp nước. 
 
2.5. Giáo dục-đào tạo:
 
Để đảm bảo chỉ tiêu chuẩn hóa cơ sở vật chất trường học vào năm 2010 và 60% phòng học được kiên cố hóa, cần phải đầu tư kiên cố hóa 7.714 phòng học, bình quân mỗi năm đầu tư 1.500 phòng. Đầu tư xây dựng 5-7 Trung tâm dạy nghề cấp huyện. Nguồn vốn đầu tư gồm vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu, vốn ngân sách địa phương và huy động các thành phần kinh tế, nhân dân tham gia.
 
2.6. Y tế:
 
Để hoàn thành chỉ tiêu 85% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, giai đoạn này cần phải đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp 130 trạm, bình quân mỗi năm đầu tư xây dựng 26 trạm. Đầu tư xây dựng 13 Trung tâm y tế dự phòng cấp huyện. Từng bước hoàn chỉnh cơ sở vật chất và trang thiết bị các bệnh viện huyện, khu vực, các trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện. Triển khai các bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện đa khoa khu vực Tây nguyên.
 
3. Xây dựng môi trường đầu tư ổn định và thuận lợi, đẩy mạnh phát triển các thành phần kinh tế, đồng thời thu hút tốt các nguồn vốn đầu tư
 
4. Tập trung xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh các quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn. Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch, gắn kết quy hoạch tổng thể với quy hoạch ngành, quy hoạch chung với quy hoạch chi tiết, quy hoạch với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, coi đó là những công cụ quan trọng để thúc đẩy phát triển đầu tư xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
 
5. Tăng cường tiềm lực và nâng cao hiệu quả của khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
 
6. Quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.
 
7. Phát triển giáo dục, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe nhân dân, văn hóa thông tin và giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
 
8. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, tập trung quản lý trật tự xã hội nhằm giải quyết có hiệu quả, kịp thời những vấn đề bức xúc và biến động bất ổn về kinh tế - xã hội.
 
9. Củng cố, giữ vững an ninh - quốc phòng và trật tự an toàn xã hội


MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN 2020
 
I. Các mục tiêu chủ yếu
 
 Mục tiêu kinh tế
 
Phấn đấu tăng tổng GDP (theo giá so sánh 1994) đến năm 2010 gấp 1,7 lần so với năm 2005, năm 2020 gấp 3,03 lần so với năm 2010. GDP/người (giá hiện hành năm 2005năm 2010 đạt khoảng 9,5 - 10 triệu đồng, năm 2020 khoảng 42 – 43,3 triệu đồng; thu hẹp khoảng cách thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) so với cả nước đạt 55% năm 2010, lên 61% năm 2015 và đến năm 2020 đạt 75%; tương ứng với các mốc thời gian trên, so với vùng Tây Nguyên đạt: 84%, 95% và 103%.
 
Về tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP (giá so sánh 1994):
 
·          Thời kỳ 2006 - 2010: Phấn đấu tăng GDP bình quân mỗi năm 11 - 12%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 22 - 23%; nông - lâm nghiệp tăng 4,8 - 5%, dịch vụ tăng 20 - 21%.
·          Thời kỳ 2011 - 2015: GDP tăng bình quân năm 12 - 12,5%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 19,5 - 20%, nông, lâm nghiệp tăng 4,5 - 5%, dịch vụ tăng 16,3 - 17%.
·          Thời kỳ 2016 - 2020: GDP tăng bình quân năm 12,5 - 13%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 19 - 20%, nông, lâm nghiệp 4,4 - 4,5%, dịch vụ tăng 13 - 14%.
 
Về cơ cấu kinh tế:
 
§         Cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ chuyển dịch dần từ nông, lâm nghiệp - công nghiệp - xây dựng - dịch vụ (thời kỳ 2006 - 2010 với tỷ trọng của 3 khu vực trên trong GDP của tỉnh vào năm 2010, tính theo giá so sánh là 48 - 49%, 20,5 - 21%, 30,5 -31%; tính theo giá hiện hành là 35 - 36%, 27 - 28%, 36 - 37%) sang dịch vụ - công nghiệp - xây dựng - nông lâm nghiệp vào thời kỳ sau (đến năm 2020, tỉ trọng của 3 khu vực trên trong GDP là 40 - 41%, 34 - 35 %, 25 - 26%).
 
§         Giá trị xuất khẩu đến năm 2010 đạt 380 triệu USD, năm 2015 đạt 600 triệu USD và 2020 đạt 1.000 triệu USD
§         Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách khoảng 12 - 13% vào năm 2010, 14 - 15% vào năm 2015 và 16 - 18% vào năm 2020.
 
§         Tổng nhu cầu đầu tư toàn xã hội (theo giá thực tế) thời kỳ 2006 - 2010 khoảng 23 nghìn tỷ đồng, thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 62 - 63 nghìn tỷ đồng và 148 - 149 nghìn tỷ đồng thời kỳ 2016 - 2020. Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân năm đạt khoảng 19,6% thời kỳ 2006 - 2010, 22% thời kỳ 2011 - 2015 và 18,9 - 19% thời kỳ 2016 - 2020.
Mục tiêu xã hội
 
Phấn đấu giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên vào năm 2010 còn 1,5%, năm 2015 còn 1,3% và năm 2020 là 1,1%. Tỉ lệ dân số thành thị chiếm 30% năm 2010, 35% năm 2015 và 45,6% năm 2020. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong lao động xã hội đạt 73 - 74% vào năm 2010 và giảm xuống còn 50 - 55% vào năm 2020.
 
Giải quyết tốt các vấn đề xã hội cơ bản, giảm tỉ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới) xuống còn 15% vào năm 2010, đến năm 2020 về cơ bản không còn hộ nghèo.
 
Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 36% năm 2010 và tăng lên 46% vào năm 2020 (trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo là đồng bào các dân tộc thiểu số phải đạt tối thiểu là 30% và 40% trong các năm tương ứng). Giảm tỉ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 3% vào năm 2010 và giảm tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn xuống còn 5%.
 
Phấn đấu đến năm 2008 hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trong độ tuổi. Năm 2020 có 75% phổ cập trung học phổ thông trong độ tuổi.
 
Phấn đấu đến năm 2010 có 85% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế và đạt 100% vào năm 2015, 100% trạm y tế xã có bác sĩ và 4,3 bác sĩ/vạn dân, đến năm 2020 có 8 - 10 bác sĩ/vạn dân. Giảm tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng xuống dưới 25% năm 2010 và xuống còn 15% vào năm 2020 (tỷ lệ tương ứng này đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải đạt từ 35% và 20%).
 
Tăng tỉ lệ số hộ được sử dụng điện đạt 95% vào năm 2010 và đạt 100% vào năm 2015.
 
Năm 2010, mật độ điện thoại bình quân đạt 32 - 35 máy/100 dân; mật độ Internet đạt 8 - 12 thuê bao/100 dân. Năm 2020, mật độ điện thoại bình quân đạt 50 máy/100 dân.
 
Đảm bảo nước sạch cho dân cư, đưa tỉ lệ số hộ được dùng nước sạch, nước qua xử lý lên 100% dân số đô thị và 70% dân số nông thôn vào năm 2010 và cơ bản giải quyết nước sạch cho dân cư nông thôn vào năm 2020.
 
Mục tiêu môi trường
 
Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đưa tỷ lệ che phủ rừng lên 50% vào năm 2010 và 54% vào năm 2020, tăng diện tích cây xanh ở thành phố và các đô thị khác của tỉnh.
 
Từng bước ứng dụng công nghệ sạch vào các ngành kinh tế của tỉnh. Đến năm 2015 các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm.
 
Cơ bản hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước thải ở thành phố Buôn Ma Thuột, các thị xã mới nâng cấp, các khu cụm công nghiệp; Đến năm 2010 có 100% các thành phố và thị xã, khu cụm công nghiệp được thu gom và xử lý rác thải, xử lý được 100% chất thải bệnh viện và 60% chất thải nguy hại. Xử lý cơ bản sự cố môi trường trên các dòng sông chảy qua tỉnh.
Phương án chọn về tăng trưởng GDP thời kỳ 2006 - 2010 là 11 - 12%, 12 - 12,5% cho thời kỳ 2011 - 2015 và 12,5 - 13% cho thời kỳ 2016 - 2020 là phương án tăng trưởng chung cho nền kinh tế, lấy đó làm cơ sở cho việc luận chứng tăng trưởng các ngành, lĩnh vực theo các phương án cơ cấu kinh tế ngành.
 
III. DỰ KIẾN CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN ĐỘT PHÁ
 
Trọng điểm 1: Phát triển công nghiệp theo hướng tập trung đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng về thuỷ điện; khai thác lợi thế về nguồn nguyên liệu để đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản như công nghiệp chế biến cao su, điều, cà phê, bông vải và các loại nông sản khác, chế biến sản phẩm chăn nuôi, hàng mộc cao cấp xuất khẩu, vật liệu xây dựng, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp truyền thống...
 
Trọng điểm 2: Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đây là yếu tố nền tảng, tạo tiền đề cho quá trình phát triển, là trọng điểm xuyên suốt trong quy hoạch phát triển 10 - 15 năm tới. Ưu tiên đầu tư hoàn thiện mạng lưới giao thông và hệ thống thuỷ lợi. Tiếp tục xây dựng các mạng lưới điện, cấp nước, bưu chính viễn thông. Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng biên giới; mở cửa khẩu Đăk Ruê. Phát triển và mở rộng hệ thống đô thị, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị hạt nhân và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, y tế, dịch vụ, du lịch, thể dục thể thao của tỉnh Đăk Lăk và vùng Tây Nguyên. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương trong việc tham gia tích cực vào quá trình phát triển cùng với các địa phương, lãnh thổ trong Tam giác Việt Nam - Lào - Cămpuchia.
 
Trọng điểm 3: Tạo bước chuyển biến vượt bậc trong du lịch, dịch vụ với mức tăng trưởng cao. Tập trung đầu tư các cụm du lịch trọng điểm Buôn Ma Thuột, Buôn Đôn, hồ Lăk, v. v. Nâng cao năng lực và chất lượng, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Tăng cường liên doanh liên kết với các vùng lân cận và cả nước, đặc biệt là với TP. Hồ Chí Minh, vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên Hải miền Trung trong phát triển du lịch, dịch vụ, xuất khẩu, trao đổi hàng hóa.  Phát triển nông, lâm, nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá, đầu tư chiều sâu, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hình thành các vùng trọng điểm, sản xuất tập trung cây trồng, vật nuôi chủ lực, mũi nhọn của tỉnh. Đẩy mạnh việc giao đất giao rừng, tổ chức khuyến nông, khuyến lâm và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ổn định sản xuất, nâng cao đời sống.
 
Trọng điểm 4: Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý, các doanh nhân, công nhân lành nghề; xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống.
 
Dự báo kết quả đạt được của Đắk Lắk đến năm 2010 và 2020
Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010 2015 2020
1. Diện tích tự nhiên km2
13125,4
13125,4
13125,4
13125,4
2. Dân số trung bình người
1715
1910
2110
2300
    . Tỉ lệ tăng dân số trung bình %
2,26
2,21
2,0
1,8
    . Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên %
1,64
1,5
1,3
1,1
    . Tỉ lệ tăng dân số cơ học %
0,21
0,31
0,3
0,3
- Dân số thành thị 103 ng.
383
573
738
1050
    . Tỉ lệ so dân số chung %
22,3
30,0
35,0
45,6
3. Tổng GDP (giá CĐ 1994) tỉ đồng
7235,2
12385
21827
39333
   - Công nghiệp-Xây dựng ,,
938,8
2558
6234
14877
   - Nông, lâm, thuỷ sản ,,
4771,1
6031,5
7516
9322
   - Dịch vụ ,,
1525,3
3795,5
8077
15134
4. Nhịp độ tăng GDP(1) %
8,20
11,35
12.00
12.50
   - Công nghiệp-Xây dựng ,,
21,5
22,2
19.50
19.00
   - Nông, lâm, thuỷ sản ,,
4,7
4,8
4.50
4.40
   - Dịch vụ ,,
15,5
20
16.30
13.4
5. Tổng GDP (giá HH) %
8293,2
17737
42562
90465
   - Công nghiệp-Xây dựng ,,
2104,3
4913
12769
30758
   - Nông nghiệp, thuỷ sản ,,
4234,8
6403
13194
23521
   - Dịch vụ ,,
1954,1
6421
16599
36186
6. Cơ cấu GDP (giá HH) %
100,0
100,0
100,0
100,0
   - Công nghiệp-Xây dựng ,,
25,4
27,7
30,0
34,0
   - Nông nghiệp, thuỷ sản ,,
51,1
36,1
31,0
26,0
   - Dịch vụ ,,
23,6
36,2
39,0
40
7- GDP b/q đầu người  
 
 
 
 
 - Đồng VN (giá HH) Triệu đ
4,83
9,28
20,17
39,33
 - % so cả nước %
47,5
51
59
68
  - % so với vùng Tây Nguyên %
92,3
77,4
91,7
93,7
8. Năng suất lao động chung Triệu đ
9,0
12,9
20,1
33,4
   - Công nghiệp-Xây dựng ,,
16
26,4
39,8
66,5
   - Nông nghiệp, thuỷ sản ,,
7,6
8,5
10,7
14,4
   - Dịch vụ ,,
14,2
25
36,4
49,4
9- Kim ngạch xuất khẩu tr.USD
290,8
380
800
1.000
10.Vốn đầu tư 5 năm(2) (giá HH) Ngh.Tỉ đg
-
23
62,4
148
11- Một số chỉ tiêu xã hội  
 
 
 
 
   . Tỉ lệ hộ nghèo (tiêu chí mới) %
27,5
15
10
2-3
   . Tỉ lệ LĐ thất nghiệp KVTT %
3,5
3
3
3
   . Tỉ lệ hộ sử dụng điện ,,
82
95
100
100
   . Tỷ lệ hộ xem truyền hình QG  
90
95
100
100
   . Tỷ lệ nghe đài TNVN  
85
100
100
100
   . Tỉ lệ hộ dùng nước sạch (%) ,,
55
80
90
100
   . Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng %
 
< 25
20
15
   . Số bác sĩ/1 vạn dân bác sĩ
4,3
5
8
10
   . Số giường bệnh/1 vạn dân giường
9,7
22
25
30
   . Số máy điện thoại/100 dân Máy
11
32
45
50
   . Tỷ lệ người luyện tập TX TDTT %
18,2
21
25
30
 
(1) Tính bình quân cho thời kỳ 2001 - 2005, 2006 - 2010, 2011 - 2015, 2016 - 2020
(2) Tính cho cả thời kỳ 2006 - 2010, 2011 - 2015, 2016 - 2020

Nguồn tin: www.daklakdpi.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Đối tác chiến lược